Contact the creator of this genealogy report 

Tộc-phả họ Nghiêm-xuân

You are currently viewing a report of Tộc-phả họ Nghiêm-xuân containing 4615 individuals and 1362 families. Click here for help on accessing this website.
If you are using Internet Explorer and have GenoPro installed on your computer, you may click on this link to view the genealogy tree within your browser. View Tộc-phả họ Nghiêm-xuân in your browser . You may also click on this link to download a GenoPro format Gedcom file.
Làng Tây-mỗ

(Theo Minh-Văn, Báo Cỏ Thơm, số 18, trnag 41)

Phía tây nam làng Đại-mỗ là làng Tây-mỗ.  Nay Tây-mỗ là một trong 24 xã thuộc huyện Từ-liêm ở ngoại thành Hà-nội.  Xã này bắc giáp xã Xuân-phương, đông giáp xã Mễ-trì, nam giáp xã Đại-mỗ, còn phía tây thì giáp hai xã An-khánh và Dương-nội, huyện Hoài-đức.  Tây-mỗ nay gồm ba thôn: Miêu-nha, Phú-thứ và Tây-mỗ.  Trước năm 1945, Phú-thứ và Tây-mỗ thuộc tổng Phương-canh, phủ Hoài-đức, tỉnh Hà-đông.

Các cụ già ở Tây-mỗ kể rằng: làng Tây-mỗ xưa ở cánh đồng Tó, xế về phiá tây nam làng Đại-mỗ, song vì thấy thế đất quá đẹp của thổ-cư hiện tại, tổ-tiên xưa chuyển về đây định cư.  Trên khu làng xưa còn dấu tích giếng và nền đình, nền chùa cũ.  Các cụ xưa cho rằng: thế đất làng Tây-mỗ hiện nay thật là đặc biệt: ngôi đình ở giữa làng xây dựng trên một gò đất trông hình như con ngư long (cá hóa rồng) nằm nghiêng, như đoạn dười đây ghi nhận trong một bài ca địa phương:

Kiểu danh thắng lắm nơi đáng kể:
Trước sông đào, sau kế ao sen.
Bồ Đề, cống Hạnh, cầu Tiên,
Đình trên lưng cá nằm nghiêng giữa làng ....

Trong làng thờ thần Thủy Hải Long Vương.  Dân làng thường kiêng tên Long mà đọc chệch là Luông.  Tương truyền chiếc giếng xây, nước trong vắt, ở trước cửa đình làng, được đào trúng vào mắt con cá hóa long đó.  Đầu làng vó xóm Phượng, vì ở đấy có gò con Phượng chầu vào ngôi đình.  Trên đồng làng có gò con Quy nơi để ngôi mộ họ Trần, gò con Voi là nơi để mộ Phúc Vương Tranh, rồi gò con Ly ... Theo ý xưa, đó là cục đất có đủ Long, Ly, Quy, Phượng và Tượng hội tụ lại!

(Bỏ nhiều đoạn)

Ở Tây-mỗ, mặt đất từ trong làng ra ngoài đồng  ruộng nơi cao, nơi thấp lồi lõm không đều.  Xóm dướì thấp, ẩm và lún, xóm Hạnh nghèo xác, xóm Lò ở nơi cao ráo nên nhiều nhà gạch ngói to lớn.  Ngoài đồng ruộng, nhiều khu thấp trũng, mùa mưa úng ngập, nên hay bị mất mùa.  Theo tài liệu của Ngô Vi Liễn, năm 1926 làng Tây-mỗ có khoảng 2783 người.  Cuối thế-kỷ 20, dân số có lẽ gấp bốn lần đó.  Theo một bài vè địa-phương, về điền ở Tây-mỗ có khoảng "Sáu trăm tám sáu (686) mẫu đồng tốt tươi".  Ngần ấy ruộng chia đều thì mỗi người dân được một diện-tích quá khiêm-nhượng!  Qua ba phần tư thế-kỷ đến nay (năm 2000), vì nhiều lý-do, dân số tăng theo cấp số nhân.  Trơng khi đó, diện-tích ruộng đồng chỉ có thể tăng theo cấp số cộng ở chốn nông thôn. Đó là chưa kể một số diện tích ruộng đồng bị phế-canh, "cảitạo" thành nền nhà, nền sân cho các cơ quan, xí-nghiệp, trại chăn nuôi ...  Bài ca còn nói rõ tên từng gò, từng đống ở "cục đất" Tây-mỗ:

Đống Cơm, Đống Miễu, hàng Bà,
Đống Sang, đống Thợ, lại qua đống Hiền,
Đồng cao, thấp liên miên gò đống,
Làng tròn xoe, đất rộng của nhiều:
Bán buôn thịnh nhất nghề thêu,
Học hành: ai cũng có điều đáng khen.
    
Dân Tây-mỗ sống chính bằng nghề nông trồng lúa nước.  Nhưng vì "đồng cao, thấp liên miên gò đống" như kể trên, nghề nông thật quá ư cực nhọc, mặc dầu mới đây, người ta đã phải cấy cày tới ba vụ trong mỗi năm để gia tăng sản lúa.  Từ đầu thế-kỷ 20, người dân phải phát triển nhiều nghề khác rất tinh xảo để sống.

Như bên Đại-mỗ, trước năm 1945, ở Tây-mỗ đã từng dệt lĩnh, dệt lụa, cả trơn và hoa.  Hai nghề truyền thống này vẫn nối tiếp đến trước năm 1955, một năm sau khi đất nước chia đôi vì Hiệp Định Genève.  Hơn nữa, từ đầu thế-kỷ 20, do nhu cầu tiêu thụ của thực dân Pháp và giới quan lại, công chức bản địa ở Đông Dương, một số gia-đình ở Tây-mỗ đặc biệt đã học được nghề thêu đăng ten và phát triển mạnh mẽ nhiều kiểu trang trí đẹp nhã.  Nghề này không nặng nhọc, song đòi hỏi kỹ thuật tay nghề rất cao.  Một số gia đình  học thêm các nghề da như làm va-li, cặp sách, giày dép, vỏ bóng tròn...  Các sản phẩm lĩnh, lụa, đăng ten, giày dép bằng da rất được thị trường Hà-nội, Saigon ưa chuộng.  Riêng các hàng lĩnh, đăng ten, sau nhiều cuộc triển lãm tổ chức ở Pháp, Anh từ hồi đầu thế-kỷ 20 đã được giới tiêu thụ Âu châu ưa chuộng.

Chính những tiểu công nghệ kể trên trong thế-kỷ 20 không chỉ nuôi sống no ấm hàng trăm gia đình ở các xã Đại-mỗ, Tây-mỗ mà còn đủ sức nuôi hàng trăm con em họ theo đuổi học hành ở các trường trung học cao đẳng, đại học chuyên nghiệp từ đó nhiều lớp kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, đại trí thức được xuất thân từ làng nghề Đại-mỗ, Tây-mỗ.

Giới thiệu
Nhà thờ chi Ất họ Nghiêm-xuân – Làng Tây Mỗ

Tác giả:  Nghiêm-xuân Trung
(Hình ảnh do ông Nghiêm-xuân Phong-Tuấn chụp)

Thờ phụng tổ tiên là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.  Mỗi người dân Việt nam, dù ở hoàn cảnh nào cũng nhớ câu:

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Họ Nghiêm-xuân đến định cư ở làng Tây Mỗ vào khoảng giữa thế kỷ 14.  Từ những đời đầu tiên các cụ đã có ý thức rõ ràng việc này và đã có các ban thờ tại các gia đình.

Song 7 đời đầu đều độc đinh.  Đến cụ tổ đời thứ 8 (Xuân Hòa 1730-1802), phân thành chi Ất (Giáp là chi trưởng do cụ Xuân Phú làm trưởng) thì ý tưởng xây dựng nhà thờ chi Ất mới hình thành.

Cụ Xuân Hòa sinh được 03 người con trai: Xuân Huy, Xuân Vy và Xuân Tuyên.

Cụ Xuân Huy sinh được 05 người con trai, người thứ hai mất sớm còn lại 4 cụ: Xuân Huân, Xuân Toái, Xuân Thụy và Xuân Tụy.  Ý tưởng xây dựng nhà thờ chi Ất càng rõ rệt.

Đến đời cụ Xuân Huân (1787-1853) lại sinh 4 con trai: Xuân Lượng, Xuân Trọng-Phát, Xuân Thiều và Xuân Điều đều có học vị (3 cử nhân, một tú kép) cộng với cháu gọi cụ bằng bác ruột (cụ Xuân Phương 1835-1887), tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868) hết lòng ủng hộ ý tưởng trên.

Cụ Xuân Huân nói với con cháu rằng: “Gia đình họ nhà ta ngày nay phát tích về học hành khoa cử là nhờ việc tu nhân tích đức của tổ tiên ta hàng trăm năm”.  Vì vậy, cụ bàn với mọi người cọn khu đất phía Tây cạnh nhà lập nhà thờ, biểu dương công trạng của tổ tiên và cụ đã dành được hơn 1.000 quan tiền cho việc này*.

Sang đời 11 , các con cụ Xuân Huân là Xuân Lượng (1812-1878), Xuân Trọng-Phát (1820-1869), Xuân Thiều (1824-1895), Xuân Điều (1812-1876) và cháu gọi bằng bác ruột là cụ Xuân Phưong đều đỗ đạt và làm quan đầu tỉnh.  Việc làm nhà thờ được tiến hành.

Nhà thờ được khởi công xây dựng năm Tân Mùi (1871).  Các cụ kén gỗ tứ thiết, phần lớn là lim.  Chi phí khỏang 1.500 quan.  Sau đó khắc văn bia đặt tại tường hồi (hiện còn văn bia).

Về sau con cháu ngày một đông, làm ăn phát đạt nên năm 1940, các cụ Xuân Quảng (tiến sĩ Ất Mùi (1895)), Xuân Hoàng cùng với các cụ đời 12 bàn việc nhà tiền tế hiện nay.  Nhà tiền tế có qui mô rộng rãi kết hợp kiến trúc cổ với kiến trúc hiện đại (dùng quá giang vượt không dùng cột và xà chữ đinh (..I..) để cho diện tích rộng và thoáng hơn).  Mái trước nhà có hiên theo kiểu chồng diêm, trên trần đóng ván gỗ giổi dày 1cm. Trần này bị phá trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và năm 1991 được làm lại bằng gỗ chò chỉ.

Từ sau năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất.  Hàng năm con cháu về họp mặt Lễ tổ ngày một đông vui (1/1 dương lịch, 29/9 âm lịch).

Việc trùng tu nhà thờ được tiến hành đều đặn.  Kinh phí do con cháu trong ngoài nước tự nguyện đóng góp.  Trong việc trùng tu các nhà thờ, ông Nghiêm Xuân Loại cháu đời thứ 14 định cư ở Pháp đã có những đóng góp quan trọng cả bằng sự cổ động, hô hào, và bằng tiền.  Từ trước năm 1990 đến nay (2006) có năm ông vừa gửi niên liễm, vừa là tiền của gia đình tới 20.000.000 VNĐ đồng.  Ở Hoa-kỳ và một số nước Đông Au, con cháu đóng góp qua hội Nghiêm-xuân tương-tế do ông Nghiêm-xuân Hy và Nghiêm-xuân Tân định cư ở Hoa-kỳ làn quản trị. Nhờ đó việc trùng tu và mở rộng khuôn viên nhà thờ được thực hiện đầy đủ, thường xuyên.

Ngoài nhà thờ chi Ất này, họ Nghiêm-xuân còn có một số ngôi nhà thờ khác như nhà thờ Đại Tôn xây dựng năm 1887 thờ từ cụ Thủy-tổ đến các cụ thuộc ngành trưởng (chi Giáp).  Từ khi phân ngành, giữa thế kỷ 18, nhà thờ chi Bính xây dựng lại năm 1993, các nhà thờ nhánh thuộc các gia đình quản lý như nhà thờ ngành 5 chi Ất thò từ cụ Xuân Tụy đời 10 tại nhà ông giáo Nha, nhà thờ cụ lang Trung – Xuân Thiều (đời 11) tại nhà ông Xuân Du, nhà thờ cụ kép Xuân Điều (đời 11) tại nhà ông Xuân Thiềm.

Những năm đất nước bị chia cắt, con cháu họ Nghiêm-xuân ở Sai-gòn đã góp tiền mua 540 m2 đất tại làng Bình-hòa nay là nhà số 192 Bùi Đình Túy, quận Bình-thạnh, lập nhà thờ để hàng năm con cháu họp mặt tưởng nhớ về tổ tiên quê hương.  Điều đó có thể nói rằng chỉ có họ Nghiêm-xuân mới có thể thực hiện được.



Most Popular Family Names

Nguyễn  (280), Trần  (88), _  (59), Nguyễn_hữu  (58), Nguyễn_thị  (51), Đỗ  (51), Nguyễn_Hữu  (40), Nguyễn_văn  (39), Bùi  (33), Nguyễn_đình  (31), Nghiêm  (27), Phạm  (23), Nghiêm_phú  (22), Ngô  (18), Nghiêm_bá  (18), Đặng  (17), Trần_thị  (16),   (11), Trịnh  (10), Trần_văn  (10)

Most Popular Places

Tây mỗ  (144), Tây-mỗ  (116), Mả Dạ  (100), Mả Chùa  (62), Đống Mưỡu  (58), Cổ Hạc  (47), Xứ Mưỡu  (39), Mả Bia  (34), Mả Xẻ  (34), Đống Cơm  (30), Mả Bé  (29), Đồng Cốc  (29), La-khê  (28), Saigon  (27), Hà-nội  (24), Phú-thứ  (24), Quả Bầu  (24), Đại mỗ  (23), Mả Vặng  (20), Mả Trên  (19)
 View complete A-Z surname index  Overview Map of all geocoded places


This genealogy report was generated by GenoPro® version 3.0.0.6 on 2016.1.1 using skin template 2015.10.12 version 2015.10.12 from folder {EN} Narrative Report.

Create Your Family Tree in Minutes!



This page is within a frameset. View the entire genealogy report of , or surname index or report summary.
Genealogy Hosting.



Copyright © 2011 GenoPro Inc. All rights reserved.